Để giải quyết vấn đề xử lý nước thải làng nghề, các cơ sở cần thực hiện biện pháp đồng bộ từ chính sách đến giải pháp cụ thể. Bao gồm quy hoạch lại không gian sản xuất, tổ chức quy trình sản xuất an toàn, vệ sinh môi trường, tăng cường giáo dục và tuyên truyền nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường. Đặc biệt, cần thực hiện các giải pháp kỹ thuật xử lý nước thải với chi phí đầu tư thấp, dễ vận hành, và phù hợp với truyền thống sản xuất.
Thực trạng xử lý nước thải làng nghề hiện nay
Theo Báo cáo về tình hình môi trường quốc gia năm 2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, cả nước có hơn 4.500 làng nghề, trong đó chỉ có khoảng 2.000 làng được công nhận, và chúng phân bố không đều giữa các vùng miền.
Báo cáo cũng chỉ ra rằng, hiện nay, công tác bảo vệ môi trường, xử lý nước thải làng nghề vẫn chưa đạt được sự quan tâm đúng mức. Ít làng nghề có hệ thống thu gom và xử lý nước thải, chất thải rắn.
Đặc trưng ô nhiễm nước thải sản xuất của một số loại hình làng nghề sản xuất
Các con số từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2020 cũng chỉ ra rằng chỉ có 16,1% làng nghề có hệ thống xử lý nước thải đạt yêu cầu, và tỷ lệ làng nghề có điểm thu gom chất thải rắn công nghiệp chỉ đạt 20,9%. Nước thải thường được xả trực tiếp ra hệ thống kênh, rạch chung mà không có hệ thống xử lý nước thải làng nghề đạt chuẩn.
Mặc dù có những chuyển biến tích cực như quy hoạch lại và nâng cấp công nghệ sản xuất, nhưng vẫn còn 28% làng nghề ở trạng thái ô nhiễm nghiêm trọng, chưa triển khai các biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường.
Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu xuất phát từ sự tập trung chú trọng vào phát triển sản xuất mà ít quan tâm đến bảo vệ môi trường, cùng với hạn chế về cơ sở hạ tầng và không gian làng nghề hạn chế.
Lượng chất thải phát sinh từ làng nghề
Phương pháp xử lý nước thải làng nghề thân thiện môi trường, chi phí thấp
Để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường nước ở các làng nghề, cần áp dụng nhiều biện pháp về chính sách, công nghệ và đầu tư tài chính. Quan trọng là khuyến khích xã hội hóa các dự án xử lý nước thải. Mặc dù đã có một số dự án lớn được triển khai, nhưng tỷ lệ xử lý chất thải vẫn thấp.
Giải pháp hiệu quả đang được ứng dụng là xây dựng trạm xử lý nước thải làng nghề. Một số trạm đã và đang được xây dựng, cải thiện đáng kể về môi trường. Ưu điểm của giải pháp này là quy mô nhỏ, chi phí thấp, và khoảng cách vận chuyển ngắn.
Mỗi trạm có thể áp dụng công nghệ xử lý phù hợp với nước thải cụ thể, linh hoạt và có thể tái sử dụng nước thải đã qua xử lý. Việc vận hành không sử dụng hóa chất và năng lượng, cùng với kỹ thuật bảo dưỡng đơn giản cũng giúp giảm thiểu rủi ro và thân thiện với môi trường.
Một số làng nghề tại Hà Nội đã tuân thủ quy định bảo vê môi trường và ứng dụng rất tốt các công nghệ xử lý nước thải làng nghề, tiêu biểu như:
- Làng nghề chế biến tinh bột sắn xã Tân Hòa, Quốc Oai: công suất 200 – 300 m3/ngày đêm
- Cụm làng nghề xã Dương Liễu, Hòa Đức: công suất 20.000 m3/ngđ
- Làng nghề cơ kim khí Thanh Thùy, Thanh Oai: công suất 1.000 m3/ngđ
- Hai nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt và làng nghề tại xã Sơn Đồng, xã Vân Canh, Hoài Đức: công suất lần lượt 4.000, 8.000 m3/ngđ…